Loading

CỘNG ĐỒNG XECOGIOI

Nhấn +1 để cảm ơn bài viết hay

19 tháng 9, 2011

Cách bảo dưỡng máy ủi

BẢO DƯỠNG MÁY ỦI KOMATSU

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Bảo dưỡng kỹ thuật (TO) máy ủi bao gồm công việc kiểm tra hàng ngày và định kỳ, siết ốc, bôi trơn và điều chỉnh các cơ cấu máy ủi. Các công việc bảo dưỡng được chia ra như sau:

  • Thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật khi chuẩn bị máy đưa ra sử dụng, trong thời gian và sau 50 giờ chạy đầu tiên của máy mới.
  • Thực hiện theo yêu cầu.
  • Bảo dưỡng kỹ thuật bắt buộc (hoặc theo định kỳ)

Những công việc bảo dưỡng kỹ thuật máy ủi mới cũng được thực hiện đồng thời. Những công việc bảo dưỡng theo yêu cầu sẽ được thực hiện tuỳ thuộc vào chỉ số của các dụng cụ đo, các tín hiệu và các dấu hiệu cụ thể thông báo tình trạng kỹ thuật. Việc thực hiện các công việc đó sẽ tiến hành theo nguyên tắc trong khi bảo dưỡng sau mỗi ca làm việc. Các công việc theo bảo dưỡng theo định kỳ sẽ được thực hiện không cần kiểm tra trước tình trạng máy kéo.

Đối với máy ủi quy định các loại bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ như sau: ETO-bảo dưỡng kỹ thuật được thực hiện theo mỗi ca hoặc theo mỗi giờ chạy. TO 1- sau mỗi 50 giờ chạy. TO 2- sau mỗi 250 giờ chạy. TO 3- sau mỗi 1000 giờ chạy. STO- bảo dưỡng kỹ thuật được thực hiện khi chuyển mùa:

  • TO - VL - khi chuyển mùa từ thu đông sang xuân hè (khi nhiệt độ không khí xung quanh từ dưới -5 đến + 5độC, thường áp dụng cho các miền có khí hậu lạnh (như Nga).
  • TO - 03 - khi chuyển mùa xuân hè sang thu đông (khi nhiệt độ không khí xung quanh bắt đầu xuống dưới +5độC).

Việc bảo dưỡng theo mùa có thể làm cùng với 1 trong các TO khi sử dụng máy ủi trong những điều kiện đặc biệt (bụi bẩn nhiều, đá dặm, đất lầy, nhiệt độ thấp, đồi dốc cao) thì việc bảo dưỡng kỹ thuật được thực hiện bổ sung (hoặc điều chỉnh bằng những quy định tương ứng.

2. KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG MÁY ỦI KHI CHƯA THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ĐẦY ĐỦ VÀ THEO ĐỊNH KỲ QUY ĐỊNH.

Tùy theo điều kiện làm việc của máy ủi có thể cho phép xê dịch thời gian bảo dưỡng định kỳ TO1, TO2-10%, TO3-5%. Bảo dưỡng sau mỗi ca và bảo dưỡng định kỳ TO1 và TO2 có thể được thực hiện ngay nơi làm việc của máy ủi trên một khoảng đất trống sạch sẽ và an toàn cháy nổ. TO-3, TO-VL và TO-03 được thực hiện trong xưởng có mái che hoặc ở những nơi mà mưa và bụi không ảnh hửong đến máy kéo. Công việc rửa, chấm nước (nhiên liệu chất chống đông), bơm nhiên liệu vào máy ủi phải được thực hiện cẩn thận, không làm dấy bẩn, rơi vãi ra nơi bảo dưỡng.

Khi xả nhớt bẩn từ hệ thống và từ các cụm cấu thành của máy kéo, cần phải sử dụng những đồ chứa (xô, chậu...) không được để nhớt chảy hoặc trào ra sàn (đất) và đảm bảo đồ chứa phải chứa đủ chất xả ra. Vật liệu lau chùi sạch, sau công việc, phải được gom lại và bảo quản ở một nơi riêng. Nhớt đã sử dụng phải được chứa trong thùng chứa chuyên dụng để có thể đem đi tái chế. Nhiên liệu Diezen, dầu hỏa, xăng dùng để rửa các chi tiết, không được đổ đi, không được trộn lẫn vào nhau, chứa trong một bình chứa tiêng để lắng, sau đó có thể sử dụng lại. Công việc siết ốc với moment quy định phải được thực hiện bằng khoá động lực.

3. CÁC CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MÁY MỚI

Khi chuẩn bị đưa máy ra sử dụng lần đầu tiên:

  • Kiểm tra sự đồng bộ và lắp lại các chi tiết đã tháo ra khỏi máy trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
  • Tháo lớp bảo quản bên ngoài, lau sạch mỡ bảo vệ và tháo bỏ lớp giấy paraphin bảo vệ của những chi tiết cấu thành của máy ủi, được bao bọc khi bảo quản niêm cất.

Phải kiểm tra các mức đo dầu, nhớt, nếu cần châm thêm nhớt vào:

  • Cac-te của động cơ.
  • Cac-te của máy lai.

Đổ nhiên liệu vào:

  • Bình chứa nhiên liệu động cơ bằng dầu Diezen.
  • Bình chứa nhiên liệu của máy lai - bằng xăng A76.
  • Hệ thống làm mát - bằng dung dịch làm mát (ở Việt Nam dùng nước sạch không nhiễm phèn).

Nối bình ắc quy (mà đã được chuẩn bị cho công việc) vào hệ thống điện. Kiểm tra bằng cách quan sát bề ngoài, độ tin cậy của các khớp nối giữa các bộ phận cấu thành của máy kéo, đảm bảo không dò dỉ nhiên liệu, nhớt, dung dịch làm mát và nếu thấy cần thiết thì hãy siết chặt lại và khắc phục sự dò dỉ. * Ghi chú: sau khi khởi động máy phải quan sát ngay các đồng hồ đo trên bảng táp lô (sạc, áp suất nhớt động cơ và nhiệt độ nước, đồng hồ giờ máy...) nếu có đồng hồ nào không hoạt động thì phải báo ngay cho Nhà sản xuất-Nhà cung cấp để khắc phục hoặc thay thế. NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG MÁY KHI CÁC ĐỒNG HỒ ĐO TRÊN BẢNG TÁP LÔ KHÔNG HOẠT ĐỘNG

Chú thích: ETO1: thực hiện trong 50 giờ máy đầu tiên TO: thực hiện sau 50 giờ máy ETO: thực hiện sau mỗi 10 giờ máy TO-1: thực hiện sau mỗi 50 giờ máy TO-2: thực hiện sau mỗi 250 giờ máy TO-2 bs: thực hiện sau mỗi 500 giờ máy TO-3: thực hiện sau mỗi 1000 giờ máy TO-3 bs: thực hiện sau mỗi 200 giờ THEO Y/C: thực hiện theo yêu cầu TO-03: thực hiện khi trời bắt đầu lạnh (từ hè sang thu) TO-VL: thực hiện khi trời bắt đầu ấm (từ đông sang xuân) ++: rửa cả hệ thống

  • Thực hiện đối với máy ủi đề bằng máy lai
  • Thực hiện đối với máy ủi có đề điện trực tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng được xem nhiều nhất