Loading

CỘNG ĐỒNG XECOGIOI

Nhấn +1 để cảm ơn bài viết hay

2 tháng 10, 2011

Xe đào, Xe ủi với các hư hỏng cần chú ý

Xe đào, xe ủi với các hư hỏng thường gặp

I ĐỘNG CƠ

1. Nhiệt độ nước làm mát cao:
a. Biểu hiện: Xem đồng hồ báo nhiệt trên taplo, hoặc nước làm mát sôi bốc hơi.

b. Kiểm tra và khắc phục:
+ Nước làm mát có thiếu không, có bị rò rỉ ở đâu không, có nghẹt ở đâu không, phải xử lý hoàn chỉnh trước khi châm thêm nước. Khi châm nước nên châm nước sạch, không phèn và có thể thêm dầu chống rỉ sét hóa với nước.
+ Kiểm tra vệ sinh sạch bụi bẩn trên phần quạt làm mát, dùng hơi nén hoặc bơm nước áp lực.
+ Kiểm tra hệ thông bôi trơn, áp lực bơm nhớt, kiểm tra qua đồng hồ trên taplo.

2. Động cơ hoạt động yếu.
a. Biểu hiện: Khi vào tải, máy hơi bị chựng lại, ra khói đen và có thể tắt máy.

b. Kiểm tra và cách khắc phục:
- Bộ lọc gió có bị nghẹt không, nếu có vệ sinh sạch sẽ. Khi bụi bám cứng không thể vệ sinh nên thay mới.
- Nhiên liệu sử dụng có tạp chất không, có đạt chất lượng không, phải xử lý sạch sẽ trước khi bổ sung nhiên liệu.
- Kiểm tra hệ thống lưu thông nhiên liệu, cặn bẩn bám trong các co, ống dẫn nhiên liệu, thay bộ lọc nhiên liệu.
- Kiểm tra các lọc thủy lực, vệ sinh thật sạch hoặc thay mới.
- Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn (như trình bày ở phần trên).
- Với động cơ có gắn turbo, kiểm tra xem có hoạt động bình thường không, nếu không phải phục hồi, hoặc thay mới.
Ngoài những trường hợp nêu trên, quý khách nên để những thợ máy chuyên môn kiểm tra.

II. HỆ THỐNG THỦY LỰC

Ở hệ thống thủy lực có cấu tạo phức tạp hơn với những chi tiết cực kỳ chính xác nên khi có hiện tượng hư hỏng trong hệ thống, ta nên cho dừng máy và nhờ thợ thủy lực chuyên môn kiểm tra và sửa chữa. Dưới đây là một số những khắc phục đơn giản.
Nhiệt độ dầu thủy lực tăng quá cao, thao tác nặng:
- Kiểm tra các lọc dầu thủy lực, nhất là đường lọc về, vệ sinh sạch hoặc thay mới.
- Kiểm tra và vệ sinh két nước giải nhiệt dầu thủy lực, nếu cần thiết ta nên cho mở két giải nhiệt, vệ sinh bên trong và các đường ống dẫn.
- Kiểm tra dầu thủy lực có đạt chất lượng không. (Nên có một bộ ống thủy lực dự phòng).

III. CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG

1. Các chi tiết truyền đông trực tiếp.
Đối với hệ thống truyền động cơ như: đùi, bơm quay toa có kết cấu chắc chắn, nhưng nếu như ta sử dụng, chỉ cần phạm sai sót nhỏ thì có thể là nguyên nhân gây hư hỏng toàn bộ cụm.
Các sự cố và cách khắc phục:
- Thường xuyên kiểm tra nhớt quay toa và nhớt đùi, nếu thiếu phải tiến hành tháo, kiểm tra hoặc thay thế các phớt và các vòng chận nhớt (Vì những chi tiết này khó nhận biết bằng cách nhìn bề ngoài).
- Khi vận hành nếu nghe thấy những tiếng động phát ra từ bộ truyền động, ta cho tháo và kiểm tra ở những chổ nghi ngờ, thường trường hợp này là do hư phốt hoặc bể bạc đạn.

2. Hệ thống chân chạy.
Bao gồm xích, bánh phôn dẫn hướng, bánh răng dẫn động, gale đỡ, gale đè.
Các sự cố và cách khắc phục.
- Tiến hành bơm mở để tăng xích lên, nếu bơm mở không được, ta tiến hành tháo ty bơm mở ở đầu bánh phôn vệ sinh và thay phốt phôn, cho bơm mở căng xích.
- Khi xích quá dãn, ta tiến hành cắt bớt mắc xích và cho bơm căng xích.
- Bánh răng dẫn động và mắc xích không đồng bộ (sai bước xích), ta phải cho tháo bánh răng hàn đắp lại, hoặc thay bánh răng khác và thay luôn bạc ắc xích.
- Bánh phôn dẫn hướng lỏng bạc, ta phải tháo ra gia công bạc mới hoặc thay mới.
- Do các gale làm lỏng xích, ta phải tháo gale phục hồi hoặc thay mới.

IV. HỆ THỐNG ĐIỆN

- Đối với hệ thống điện thường hay có những hư hỏng nhỏ nhưng ta phải chú ý và khắc phục nhanh chóng để có thể sử dụng.
- Thông thường đối với tất cả các hư hỏng về điện ta tiến hành kiểm tra đầu tiên là hộp cầu chì, nên nắm rõ các vị trí của cầu chì.
- Hệ thống khởi động: Để kiểm tra hệ thống khởi động khi hệ thống này không hoạt động, ta tiến hành các bước sau:
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên hộp cầu chì.
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên công tắc cúp mát.
* Kiểm tra bình có điện không, nếu không kiểm tra hệ thống sạc bình (nếu bình không giữ điện ta phải thay bình mới).
* Kiểm tra công tắc khởi động, hệ thống dây dẫn nếu có vấn đề ta khắc phục bằng cách nối tắt, thay đoạn dây mới hoặc thay công tác khởi động mới.
* Kiểm tra mô tơ khởi động nếu có hư hỏng ta cho thợ điện khắc phục sửa chữa.
- Hệ thống sạc bình:
Trước khi tiến hành kiểm tra phải xem bình điện còn giữ điện không.
* Kiểm tra cầu chì sạc trên công tắc ngắt mát.
* Kiểm tra hệ thống dây dẫn, chú ý các tiếp điểm nối dây nếu cần dùng giấy nhám rà lại các tiếp điểm này.
* Kiểm tra mô tơ phát điện, nếu có hư hỏng ta nên cho thợ điện sửa chữa.
Các chú ý đối với hệ thống điện:
* Khi rữa xe tránh phun nước trực tiếp, vào các hệ thông điện như: Hợp điện điều khiển, mô tơ phát điện, mô tơ phát điện, mô tơ khởi động…
* Khi kết thúc vận hành phải đóng kín các cửa để tránh côn trùng cắn phá thiết bị điện.
* Đối với những xe có sử dụng hộp điện điều khiển khi sử dụng ở môi trường ẩm thấp ta thường xuyên chú ý bảo quản tốt hộp điện.


Trích nguồn: http://www.catnhat.com.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng được xem nhiều nhất